CÁC PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG MÀNG CHỐNG THẤM HDPE

Tiêu chuẩn nghiệm thu màng chống thấm HDPE

Phương pháp thi công màng chống thấm HDPE được qui định cụ thể cho từng công trình. Tuy nhiên, nhìn chung sẽ có các bước như dưới đây:

Công tác làm đất, chuẩn bị mặt bằng

Công Tác Cải Tạo Đất, Chuẩn Bị Mặt Bằng

Việc chuẩn bị mặt bằng phải dựa theo yêu cầu của thiết kế dự án. Người giám sát công trình phải kiểm tra. 

  • Mặt bằng để trải màng HDPE phải được làm sạch sẽ,nền đất được dầm chắc, bằng phẳng, không đọng vũng nước
  • Nền đất không được có sỏi hoặc vật nhọn để tránh làm rách màng HDPE trong quá trình trải. 
  • Nền đất không được yếu dẫn đến sụt lún gây đứt mối hàn. 
  • Chú ý phải bo tròn bán kính bề mặt từ 0.154m trở lên đối với những vị trí thay đổi độ cao.

Lớp bảo vệ màng

Trường hợp khu vực thi công có nhiều sỏi, đá dăm hay phải chịu những tác động từ bên ngoài như gió, đá lăn, va chạm vật nổi,… có nguy cơ làm hư hỏng màng bạt thì cần kết hợp thêm lớp bảo vệ màng. 

Sử dụng 1 trong 2 lớp bảo vệ bên dưới màng:

  • Vải địa kĩ thuật: Dùng khi mặt bằng mới hoặc mặt bằng phẳng, sạch sẽ
  • Vải địa kĩ thuật và cát: Dùng khi mặt bằng đã bị nứt và có nhiều vật sắc nhọn ở bên trên.

Sử dụng 1 trong 2 lớp bảo vệ bên trên màng: 

  • Lớp bảo vệ bằng đất phủ phải đảm bảo độ dày theo từng điều kiện cụ thể
  • Lớp bảo vệ bằng bê tông cốt thép buộc phải có 1 lớp vải địa kĩ thuật phía dưới
  • Các lớp bảo vệ khác có thể là Geocell hoặc geoweb

Thi công rãnh neo

Thi Công Rãnh Neo

Đội thi công phải xây dựng rãnh neo để trải màng chống thấm HDPE. Chiều rộng, chiều sâu phải đúng như thiết kế trên bản vẽ kĩ thuật. Việc đào rãnh neo phải được thực hiện trước khi trải màng chống thấm HDPE

Mép của màng chống thấm HDPE tiếp xúc với rãnh neo không được có những hình dạng lồi ra để tránh bị rách. Sau đó, đội thi công đổ đất lên rãnh theo qui cách bản vẽ. Việc đổ đất thải phải được tiến hành ngay sau khi trải màng HDPE để tránh bắc cầu qua rãnh neo. Trong quá trình đổ đất chú ý tránh gây hỏng màng. 

Trải màng chống thấm

Khi trải màng HDPE cần được thực hiện và giám sát kỹ càng. Khi trải màng tránh để màng bị rách, thủng, đặc biệt là với những loại màng có độ dày dưới 0.5mm. Trường hợp thời tiết xấu hay có vấn đề phát sinh thì việc thi công, giám sát cần ngừng ngay đến khi nào vấn đề được giải quyết.

Trải Màng Chống Thấm

Lưu ý:

  • Thiết bị trải màng không được gây ảnh hưởng đến nền đất
  • Công nhân trải màng không được mang giày hay những đồ vật khác. Không được hút thuốc khi thực hiện. Việc này có thể làm ảnh hưởng đến việc trải màng. 
  • Dùng các thiết bị thi công áp lực thấp, làm bằng lốp cao su, tải trọng thấp để không gây hư hại vật liệu. Đồng thời không chạy trên bề mặt đã trải để tránh ảnh hưởng đến chất lượng vật liệu, công trình.
  • Khi thực hiện trải màng liên tục phải chú ý đến khả năng thoát nước của công trường, hướng gió cũng như mặt bằng thi công, lối vào và kế hoạch thi công. Công thực hiện trải màng khi thời tiết xấu. Màng chống thấm cần được hàng với nhau ngay sau khi trải, các tấm đã trải cần đánh dấu cẩn thận.
  • Đổ đất lên rãnh neo với K ≥ 0.95. cần tuân theo những quy cách bản vẽ để tránh làm hỏng màng. Việc đổ đất này cần tiến hành ngay sau khi trải màng để tránh phải bắc cầu qua rãnh neo.

Đơn vị giám sát thi công cần thực hiện giám sát ngay sau khi trải, hàn màng xuống để nhanh chóng phát hiện lỗi và chỗ cần sửa kịp thời.

Hàn tấm màn chống thấm

Hàn các tấm màng chống thấm bao gồm việc gắn kết các tấm màng chống thấm HDPE dính liền nhau bằng phương pháp nhiệt.

1. Chuẩn bị hàn

Thông thường các mối hàn phải được thực hiện song song với mái dốc lớn nhất, tức là theo hướng dọc chứ không theo hướng ngang của mái dốc dẫn đến lật máy. Tại các góc hay những vị trí không thuận lợi cho việc hàn thì nên tối thiểu các mối hàn. Tại chân của mái taluy, các mối hàn ngang không nên kéo dài quá 1,5m. Những mái dốc nhỏ hơn 10% thì không áp dụng quy tắc này. Những mối hàn hình chữ thập có thể được thực hiện tại cuối tấm màng chống thấm HDPE và được cắt theo góc 45 độ

2. Phương pháp hàn

Phương pháp hàn đã được chấp nhận là phương pháp hàn ép nóng và phương pháp hàn đùn. Mỗi thiết bị hàn đều phải có bộ phận kiểm tra nhiệt độ hàn nhằm đảm bảo đúng nhiệt độ hàn theo yêu cầu, tránh tình trạng quá nhiệt gây cháy mối hàn

mang-chong-tham-hdpe-tien-hue
Hàn Màng Chống Thấm

a. Phương pháp hàn ép nóng:

Phương pháp hàn này thường được sử dụng khi các tấm màng chống thấm HDPE liền kề. It khi sử dụng để hàn các góc  hoặc hàn các chi tiết nhỏ khác. Thiết bị được sử dụng phải là máy hàn ép nóng , sau khi hàn cho phép kiểm định mối hàn bằng áp suất không khí.

Thiết bị hàn phải có khả năng tự chuyển động, được trang bị bộ phận nêm nhiệt và bộ phận kiểm soát tốc độ nhằm đảm bảo khả năng điều khiển cho máy thợ hàn.

b. Phương pháp hàn đùn

Phương pháp này chủ yếu sử dụng trong sửa chữa và hàn các chi tiết đặc biệt, hàn các góc cạnh. Phương pháp này cũng tiện lợi trong việc hàn một tấm màng chống thấm HDPE mới với tấm màng chống thấm HDPE đã lắp đặt trước đó mà không cần bộ phận nêm trần như trong phương pháp hàn ép nóng. Thiết bị hàn cần được trang bị bộ phận hiển thị nhiệt độ.

3. Phương pháp hàn khò

Phương pháp này chủ yếu sử dụng trong sửa chữa như vá các lỗ lủng, hàn những màng chống thấm HDPE mỏng, máy nhỏ thuận tiện trong việc thi công.

Giám sát thi công và kiểm định chất lượng

Giám sát

Giám sát công trường hoặc nhân viên giám sát chất lượng và giám sát viên thiết kế độc lập thực hiện giám sát mối hàn chống thấm HDPE ngay sau khi chúng được trải xuống. Nhằm phát hiện những hư hại màng như lủng rách xước, những chỗ cần sửa chữa và đánh dấu lại để sửa chữa trước khi đưa vào vận hành

Quy trình kiểm định mối hàn bằng áp suất không phá hủy như sau:

  • Dùng các thiết bị để tái kiểm tra mối hàn
  • Nếu rãnh không khí đang chịu áp suất thì trải ngang mối hàn rồi nghe để xác định lỗ thủng. Hoặc quét nước xà phòng lên rìa mối hàn để quan sát bóng xà phòng tạo nên để xác định lỗ thủng.
  • Tái kiểm định mối hàn đến khi phát hiện được lỗ thủng
  • Dùng phương pháp hàn đùn để sửa lỗ thủng rồi thực hiện kiểm định chân không
  • Tại chỗ rãnh không khí, nếu mối hàn đã kín và không có vấn đề thì kiểm định chân không sẽ không được chấp nhận.
Giám Sát Và Kiểm Định

Kiểm định mối hàn phá hủy

Phương pháp kiểm định này cần thực hiện ở những vị trí được chọn. Mục đích nhằm kiểm định khả năng gắn kết của mối hàn. Cách thực hiện như sau:

  • Tần suất loại bỏ mối hàn thường không quá 1 mẫu/2000m dài mối hàn
  • Cắt 1 mẫu kích thước 18x18cm có mối hàn giữa. Có thể cắt thêm mẫu phụ để kiểm định độc lập, lưu giữ hoặc cho mục đích khác.
  • Mẫu hàn cần đánh số, ghi rõ mẫu kiểm định phá hủy.
  • Cách kiểm định độ ma sát và độ kháng bóc của mối hàn như sau:

10 mẫu nhỏ 25.4mm chiều rộng cắt từ mẫu hàn

5 mẫu hàn để kiểm định độ kháng bóc. Mối hàn nóng được kiểm tra 2 mặt.

5 mẫu dùng để kiểm tra độ ma sát

Trường hợp đặc biệt có thể dùng máy đo độ căng cứng. Quá trình kiểm định có tốc độ 5cm/phút

  • Với dự án dùng máy đo độ căng thì các giá trị cần đạt tiêu chuẩn tối thiểu.

Những điều cần lưu ý khi thi công màng chống thấm HDPE

Khi thi công màng chống thấm HDPE, cả người thực hiện và giám sát cần phải hết sức cẩn thận, tỉ mỉ. Tránh việc làm cho xong vì điều này sẽ gây nên nhiều hậu quả và ảnh hưởng xấu cho công trình về sau. Đồng thời, bắt buộc phải chú ý đến thời tiết khi thi công, cần thi công vào ngày nắng nóng hoặc gió nhiều. Nếu công trình nằm trên vùng đất yếu phải lót vải địa kỹ thuật để bảo vệ màng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *