Biện pháp thi công màng chống thấm HDPE

Biện pháp thi công màng chống thấm HDPE có nhiều phương pháp và được lựa chọn áp dụng tùy vào vị trí và công trình cần thi công. Đơn vị thi công sẽ là người hỗ trợ và tư vấn cho quý khách phương pháp phù hợp. Cùng Tiến Huệ tìm hiểu các biện pháp thi công phổ biến nhé.

Màng chống thấm HDPE có gì nổi bật?

Màng chống thấm HDPE được cấu tạo từ hạt nhựa nguyên tử và chất phụ gia. Chỉ với 2.5% chất phụ gia như Carbon đen, chống ổn định nhiệt, chống oxy hóa… kết hợp với 97.5% nhựa nguyên tử đã tạo ra nhiều đặc tính nổi bật.

  • Tính trơ hóa học với axit, kiềm hay vi sinh vật
  • Kháng thủng bởi các vật nhọn hay đá sỏi, cành cây
  • Độ bền bỉ cao và có thể sử dụng lên đến hàng chục năm
  • Mềm dẻo nên rất dễ sử dụng cho các công trình ở địa hình phức tạp

Ngoài những ưu điểm của sản phẩm thì biện pháp thi công màng chống thấm HDPE là vô cùng quan trọng để mang đến thành phẩm/công trình có chất lượng tốt.

giá màng chống thấm HDPE dày 1.5mm
Màng chống thấm HDPE – Tiến Huệ
Biện pháp thi công màng chống thấm HDPE

Để thực hiện công tác thi công màng chống thấm, chúng ta cần có 5 bước cơ bản. Mỗi một bước đều không thể bỏ qua để góp phần tạo ra một công trình chất lượng.

  • Chuẩn bị mặt bằng
  • Thi công rãnh
  • Trải màng chống thấm HDPE
  • Hàn màng chống thấm HDPE
  • Kiểm tra vị trí các mối hàng
Chuẩn bị mặt bằng

Ở mỗi địa hình sẽ có mặt bằng khác nhau. Điểm chung là mặt bằng cần phải đảm bảo một tiêu chí nhất định để tạo ra một nền móng ổn định.

  • Bề mặt phẳng, sạch sẽ và không có các vật sắc nhọn như đá, cây..
  • Nền đất phải được đầm chắc và không có các vũng đọng nước
  • Trường hợp nền đất quá cứng hay có nhiều đá sỏi, có thể cho thêm một lớp cát mỏng trên bề mặt để tạo ra lớp bảo vệ.

Xem thêm: Màng chống thấm HDPE Thái Lan

Thi công rãnh neo

Rãnh neo là điều kiện cần để cố định mép màng khi thi công. Về kích thước của rãnh cần được làm đúng theo như bản vẽ kỹ thuật.

Khi chôn mép màng cần đổ đất theo quy trình kỹ thuật và được tiến hành ngay sau khi trải màng. Trường hợp thời tiết xấu, cần chú ý gió để tránh làm lật các mép màng.

Thực hiện trải màng chống thấm HDPE

Việc trải màng chống thấm cần được giám sát chặt chẽ để tránh rách, thủng…Đặc biệt đối với các loại màng có độ dày thấp dưới 0.5mm. Khi trời trở gió hay thời tiết xấu thì cần ngừng việc trải màng để tránh ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Hàn màng chống thấm

Bước tiếp theo sau khi trải màng là hàn các mối lại với nhau. Công tác hàn màng chống thấm giúp tạo ra một bề mặt HPDE liền mạch và liên kết chặt chẽ.

Kiểm tra các vị trí mối hàng

Sau khi thi công thì nhân viên/đơn vị giám sát sẽ kiểm tra lại lần cuối các mối hàng. Nếu chưa đảm bảo thì sẽ đưa ra phương án xử lý kịp thời. Đây là bước cuối cùng nên vô cùng quan trọng để đảm bảo chất lượng công trình.

Ứng dụng của màng chống thấm HDPE
Thi công màng chống thấm HDPE
Hai phương pháp thi công hàn màng HDPE

Màng chống thấm HDPE được cấu tạo thành dạng tấm và có kích thước tùy thuộc vào độ dày. Khi thi công trên bề mặt cần có phương pháp kết hợp các tấm lại với nhau. Hiện tại có 2 phương pháp phổ biến là hàn đùn và hàn nhiệt.

Phương pháp hàn đùn

Dùng trong việc hàn chi tiết đặc biệt, các góc cạnh. Phương pháp này giúp ích cho việc kết hợp màng mới và màng cũ lại với nhau dễ dàng.

Phương pháp hàn nhiệt

Sử dụng khi sắp xếp các tấm màng liền kề nhau. Thiết bị sử dụng phải là máy hàn ép nóng và được kiểm định bằng áp suất không khí.

Tiến Huệ tự hào là đơn vị cung cấp sản phẩm màng chống thấm cũng như dịch vụ thi công chất lượng. Hơn 10 năm kinh nghiệm cùng 500 đối tác trên toàn quốc đã và đang khẳng định sự uy tín của Tiến Huệ trên thị trường.

Liên hệ chúng tôi để nhận được sự tư vấn chi tiết và nhanh nhất.

  • Địa chỉ: 19/9D Mỹ Hòa 3, Tân Xuân, Huyện Hóc Môn, TP.HCM
  • Điện thoại: 028 11 437 888
  • Website: tienhue.com.vn, mangchongtham.com.vn
  • Email: tienhueco@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *