Màng chống thấm HDPE được sử dụng phổ biến khi xây dựng bãi chôn lấp rác, hồ sinh học (biogas), hồ nuôi thủy sản, hồ nước thải… Nên việc hàn màng chống thấm HDPE như thế nào đúng tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo công trình bền chắc là điều mà nhiều người quan tâm. Hãy cùng theo dõi cách hàn màng chống thấm HDPE đúng chuẩn từ các kỹ sư đầu ngành hiện nay.
Hàn màng chống thấm bao gồm việc gắn kết các tấm màng chống thấm HDPE dính liền nhau bằng phương pháp nhiệt.
1. Chuẩn bị hàn màng chống thấm
Thông thường các mối hàn phải được thực hiện song song với mái dốc lớn nhất. Tức là theo hướng dọc chứ không theo hướng ngang của mái dốc dẫn đến lật máy. Tại các góc hay những vị trí không thuận lợi cho việc hàn thì nên tối thiểu các mối hàn. Tại chân của mái taluy, các mối hàn ngang không nên kéo dài quá 1,5m. Những mái dốc nhỏ hơn 10% thì không áp dụng quy tắc này. Những mối hàn hình chữ thập có thể được thực hiện tại cuối tấm màng chống thấm HDPE và được cắt theo góc 45 độ
2. Các thiết bị hàn màng chống thấm và dụng cụ hỗ trợ
Hiện nay có hai phương pháp hàn được sử dụng là hàn nóng và hàn đùn. Hàn nóng được sử dụng khi các tấm màng chống thấm liền kề. Thiết bị sử dụng khi hàn nóng cần phải có thêm bộ phận nêm tách và kiểm soát tốc độ. Giúp người thợ hàn có thể điều khiển được máy dễ dàng hơn.
Hàn đùn được ứng dụng nhiều khi sửa chữa hay hàn các chi tiết. Bên cạnh đó, hàn đùn cũng lý tưởng với việc hàn màng chống thấm HPDE mới hoàn toàn và không có phần nêm trần.
3. Phương pháp hàn màng chống thấm
Phương pháp hàn đã được chấp nhận là phương pháp hàn ép nóng và phương pháp hàn đùn. Mỗi thiết bị hàn đều phải có bộ phận kiểm tra nhiệt độ hàn nhằm đảm bảo đúng nhiệt độ hàn theo yêu cầu, tránh tình trạng quá nhiệt gây cháy mối hàn
a. Phương pháp hàn ép nóng
Phương pháp hàn này thường được sử dụng khi các tấm màng chống thấm HDPE liền kề, ít khi sử dụng để hàn các góc hoặc hàn các chi tiết nhỏ khác. Thiết bị được sử dụng phải là máy hàn ép nóng , sau khi hàn cho phép kiểm định mối hàn bằng áp suất không khí.
Thiết bị hàn phải có khả năng tự chuyển động, được trang bị bộ phận nêm nhiệt và bộ phận kiểm soát tốc độ nhằm đảm bảo khả năng điều khiển cho máy thợ hàn.
b. Phương pháp hàn đùn
Phương pháp này chủ yếu sử dụng trong sửa chữa và hàn các chi tiết đặc biệt, hàn các góc cạnh. Phương pháp này cũng tiện lợi trong việc hàn một tấm màng chống thấm HDPE mới với tấm màng chống thấm HDPE đã lắp đặt trước đó mà không cần bộ phận nêm trần như trong phương pháp hàn ép nóng. Thiết bị hàn cần được trang bị bộ phận hiển thị nhiệt độ.
c. Phương pháp hàn khò
Phương pháp này chủ yếu sử dụng trong sửa chữa như vá các lỗ lủng, hàn những màng chống thấm HDPE mỏng, máy nhỏ thuận tiện trong việc thi công.
4. Khắc phục lỗi hàn màng chống thấm
Sau khi hàn màng chống thấm HDPE, thợ thi công sẽ tiến hành kiểm tra để phát hiện và sửa chữa lỗi nếu có. Khi các lỗi hàn được phát hiện thì sẽ được chỉnh sửa theo qui trình sau:
Hàn vá: Hàn lại các vết thủng , vết nứt
Hàn điểm: Áp dụng với các lỗi rất nhỏ
Hàn đè hay hàn lại: Áp dụng với các mối hàn đùn nhỏ
Hàn nắp: Chỉnh sửa các mối hàn bị hư
Hàn nhổi: Hàn đùn vào ngay các mối hàn nóng
Hàn đỉnh: Thợ thi công nhỏ trực tiếp vật liệu vào các mối hàn
Lưu ý: Thợ thi công chỉ thực hiện việc chỉnh sửa các mối hàn khi đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn như : mặt bằng chống thấm cần được vệ sinh sạch sẽ, mối hàn đùn cần được làm sạch và để khô, mối hàn hay hàn đỉnh phải trùm hết ra bên ngoài tối thiểu 100mm và theo hình tròn các mối hàn vá.
Dưới đây là các sản phẩm màng chống thấm HDPE mà Tiến Huệ đang phân phối. Các bạn tham khảo nhé !
https://tienhue.com.vn/san-pham/