Màng chống thấm HDPE được sản xuất theo phương pháp cán và đùn. Dưới đây là chi tiết của từng phương pháp.
Màng chống thấm HDPE công nghệ cán.
Công nghệ cán sử dụng áp lực lớn để nén khối nguyên liệu HDPE ra thành màng chống thấm với độ dày theo yêu cầu từng chủng loại sản phẩm. Nhờ sử dụng áp lực lớn để nén khối nguyên liệu lại nên độ liên kết giữa các hạt nguyên liệu chặt chẽ hơn, bền vững với thời gian,
Màng HDPE sản xuất theo công nghệ cán sẽ có khổ rộng từ 7-8m, độ dày từ 0.25-3mm. Được sử dụng phổ biến cho các công trình xử lí môi trường với quy mô diện tích lớn (tư nhân làm) và các công trình của nhà nước.
Ưu điểm chính của công nghệ này đó là tiết kiệm thời gian thi công. Do khổ của bạt rộng và chiều dài cuộn PE lớn nên tiết kiệm thời gian hàn kép chồng mí các mối HDPE với nhau.
Độ bền của phương pháp cán màng HDPE đạt từ 25 năm trở lên.
Màng chống thấm HDPE công nghệ đùn.
Với công nghệ đùn, các nguyên liệu để sản xuất màng HDPE được dồn vào thiết bị đùn bằng áp suất của máy khí nén. So với phương pháp cán thì tính liên kết giữa các hạt nguyên liệu HDPE không cao bằng.
Ngược lại với công nghệ cán, màng chống thấm HDPE được sản xuất theo công nghệ đùn có độ rộng khổ là từ 5-6 m, độ dày từ 0.15- 1mm. Chủ yếu được sử dụng trong các công trình nhỏ, đơn giản, không đòi hỏi cao về chất lượng.
Ưu điểm của công nghệ này là màng HDPE gọn nhẹ nên dễ dàng mang vác, di chuyển qua nhiều địa hình công trình khác nhau.
Tuy nhiên, do màng HDPE này nhỏ và mỏng nên có tuổi thọ không cao.
Về thành phẩm
Khi sản xuất bằng công nghệ cán màng HDPE chống thấm có các hạt liên kết chặt chẽ. Do vậy chất lượng sản phẩm đồng đều không có điểm yếu. Trong khi đó với công nghệ đùn sản phẩm màng chống thấm HDPE có tính liên kết thấp hơn. Chính vì vậy nó có nhiều điểm yếu khiến chất lượng không ổn định.