Hướng dẫn thi công và hàn màng chống thấm HDPE đúng kỹ thuật
Việc thi công và hàn màng chống thấm HDPE đơn giản được hiểu là dùng vật liệu này để ngăn cách sự thẩm thấu của nước, chất thải.
Màng chống thấm HDPE có tên tiếng Anh là High- Density Polyethylene, có 98% phân tử hạt nhựa PE và 2% còn lại là các chất phụ gia, carbon đen, chất ổn định.
Với các cấu tạo như trên nên màng chống thấm HDPE có độ trơ lì rất cao, bền bỉ với thời gian.
Bài viết ngày hôm nay, bạn đọc hãy cùng Tiến Huệ phân tich sâu hơn về đặc điểm, ứng dụng, kĩ thuật thi công và hàn màng chống thấm HDPE sao cho phù hợp với công trình của bạn nhé.
Đặc điểm màng chống thấm HDPE
Màng chống thấm HDPE có rất nhiều đặc điểm nổi bật, nhờ vào cấu tạo đặc biệt của nó. Các đặc điểm đó như sau:
- Tính trơ lỳ và độ bền cao: Thi công và hàn màng chống thấm HDPE là để ngăn ngừa sự thất thoát nước. Chúng không bị ăn mòn bởi các hóa chất mạnh như axit, kiềm. Không cho không khí đi ngang qua nên chúng không bị oxy hóa qua thời gian. Nhờ thế mà chúng có tuổi thọ kéo dài lên đến 50 năm.
- Tiết kiệm, mang đến hiệu quả kinh tế: Màng chống thấm HPDE có thể được tái sử dụng nếu sử dụng đúng cách. Tiết kiệm chi phí đầu tư nếu bạn có thêm công trình mới, có thể dùng lại màng cũ mà không cần lo lắng về chất lượng màng.
- Linh hoạt, tính ứng dụng cao: Màng chống thấm HDPE có thể được gấp, cuộn dễ dàng. Do vậy chúng ta có thể vận chuyển đến nhiều công trình có độ phức tạp khác nhau, hoặc đến những khu vực có địa hình trắc trở.
- An toàn, thân thiện với môi trường: Màng này được làm từ các hạt nhựa an toàn, không độc hại, nên chúng ta an tâm sử dụng để thi công màng chống thấm HDPE
Xem thêm:
Bài viết 1: Top 10 lợi ích khi sử dụng màng chống thấm HDPE Thái Lan
Bài viết 2: Top 3 màng chống thấm HDPE được ưa chuộng nhất
Ứng dụng thực tiễn của màng chống thấm HDPE
Ngày nay, màng chống thấm HDPE đang được sử dụng rất rộng rãi. Sau đây là những công trình sử dụng những loại màng này:
- Trong các trang trại chăn nuôi: Màng HDPE được sử dụng làm lớp ngăn cách chất thải với mặt đất, điều này khiến cho nguồn đất và nguồn nước không bị ô nhiễm.
- Trong ruộng muối: Thay vì đưa nước biển vào ô ruộng như trước kia, ngày nay người ta trải bạt HDPE lên ô ruộng đó, để muối thu được sạch sẽ hơn. Đồng thời bạt HDPE cũng hấp thụ nhiệt tốt hơn mặt đất, khiến quá trình bay hơi nước diễn ra nhanh hơn, thời gian thu hoạch ngắn lại. Nâng cao hiệu suất sản xuất muối cho diêm dân.
- Các hồ trữ nước: Màng HDPE được tận dụng để làm màng lót các ao hồ trữ nước mưa, hồ nuôi cá koi, hồ cảnh quan trong công viên hoặc sân golf,…
- Trong bãi xử lí chất thải : Trong các khu công nghiệp thường có lượng thải nước hoặc thải chất rắn rất lớn. Do đó người ta dùng màng HPDE để thu gom chất thải lại, để quá trình xử lí diễn ra đúng quy định và dễ dàng hơn.
Hướng dẫn thi công và hàn màng chống thấm HDPE
Quy trình thi công và hàn màng chống thấm HDPE thường có các bước cơ bản sau:
- Chuẩn bị mặt bằng: Làm sạch mặt bằng, không trừa đá sỏi, lá cây, rác thải lại. Tại vùng đất nào bị lõm thì vá, lấp đất lại cho bằng. Chỗ nào đất cao thì san đất xuống. Những việc này sẽ đảm bảo cho trải màng diễn ra thuận lợi, không gây hư hỏng.
- Tiến hành trải màng: Dùng tay để tháo cuộn màng ra, sau đó trải màng dàn đều trên mặt phẳng, không cấn, không gập
- Hàn màng: Sử dụng máy hàn chuyên dụng để làm nóng các mép màng. Sau đó tiến hành ép hai màng lại với nhau để tạo nên mối nối chắc chắn. Công đoạn này đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn kĩ thuật cao, đồng thời phải tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn.
- Nghiệm thu và kiểm tra: Sau khi hàn xong, kiểm tra lại một lượt để phát hiện kịp thời những chỗ chưa kín, khít.
Cách lựa chọn màng chống thấm HDPE phù hợp
Để có thể chọn màng HDPE phù hợp, bạn nên lưu ý đến các bước sau
- Xác định vị trí thi công và hàn màng chống thấm HDPE : Cần hiểu rõ tính chất thời tiết nơi bạn sử dụng màng, nếu nơi có điều kiện khí hậu nắng nóng gay gắt thì nên sử dụng màng TPO hoặc EDPM. Ngược lại, nếu nơi công trình nằm nơi kín hơn thì bạn nên dùng màng PVC.
- Xác định nhu cầu: Tiến hành đo đạc diện tích cần sử dụng, xác định lưu lượng nước chứa trên màng là bao nhiêu. Để từ đó đưa ra lựa chọn độ dày và khổ màng cho đúng.
- Tìm kiếm nhà cung cấp: Bạn nên giành thời gian tìm nhiều nhà cung cấp , so sánh giá mọi bên, rồi mới tiến đến liên hệ.
- Thương lượng giá cả: Thông thường các nhà cung cấp sẽ chiết khấu tốt nếu đơn hàng của bạn lớn. Hoặc có thể thương lượng chi phí vận chuyển với đơn vị bán hàng.
Trên đây là bài viết tổng hợp những thông tin cơ bản về thi công và hàn màng chống thấm HDPE. Hi vọng sẽ phần nào cung cấp được cho các bạn cái nhìn tổng quan hơn về loại vật liệu này.
Nếu có nhu cầu mua màng chống thấm HDPE, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 028 22 437 888 để được tư vấn chính xác, chúng tôi đảm bảo làm hài lòng quý khách hàng với những cam kết sau :
- Hàng chính hãng nhập khẩu từ thương hiệu Solmax Thái Lan
- Giá cả hợp lý
- Đội ngũ thi công chuyên nghiệp, tận tâm
- Dịch vụ sau bán hàng tốt, luôn luôn lấy khách hàng làm trung tâm.